Tính chất Curi

Các tính chất của Curi tương đối giống với các nguyên tố trong nhóm nguyên tố siêu urani.

Tính chất vật lý

Curium

Curi là kim loại có độ cứng cao, khó gia công, khó rèn, có độ giòn cao, bề ngoài có màu trắng bạc, ánh kim loại, dễ bị mờ xỉn khi tiếp xúc ngoài không khí.

Curi có nguyên tử khối là 247,0703 đơn vị cacbon. Trong hạt nhân nguyên tử gồm có 96 proton và 151 nơtron, cấu hình electron có dạng [Rn]5f76d17s2, khối lượng riêng của curi tinh khiết là 13,51 gam/cm3. Nóng chảy ở 1.345 0C.

Là một nguyên tố phóng xạ, curi là một nguồn phát tia alpha (α) mạnh mẽ. Nó được sử dụng trong các máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ vì sự tỏa nhiệt mạnh mẽ giải phóng ra các tia alpha trong quá trình phân rã phóng xạ làm nóng nước, biến đổi nhiệt năng thành cơ năng để từ đó sinh ra dòng điện, ngoài ra nó còn được sử dụng để sản xuất đồng vị của plutoni (cụ thể là Pu238), curi còn dược sử dụng như là một nguồn tia alpha trong quang phổ kế tia X đặt trên tàu thăm dò vũ trụ để phân tích thành phần hóa học của các loại đá và sử dụng trong các phòng thí nghiệm bức xạ.

Tính chất hóa học

Curi rất dễ bị oxi hóa trong không khí và trở nên xám lại. Trạng thái oxit của curi thường gặp là curi (III) oxit (Cm2O3) và hiếm gặp như curi (IV) oxit (CmO2) và curi (II) oxit (CmO).

Nếu để curi dạng bột ngoài không khí thì nó có thể tự bắt lửa và tạo thành Cm2O3 (màu đen). Các muối curi thường được sử dụng trong y học là curi (III) oxalat [Cm2(C2O4)3] và curi (III) nitrat [Cm(NO3)3].

Curi (IV) oxit là một oxit không bền, dễ dàng bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không (khoảng 6000C và 0,01 Pa) và tạo ra sản phẩm là khí oxycuri (III) oxit:

4CmO2 ---> 2Cm2O3 + O2

Hoặc dùng một dòng khí hyđrô vừa đủ chiếm lấy nguyên tử O2 trong curi (IV) oxit và tạo ra curi (III) oxit:

2CmO2 + H2 ---> Cm2O3 + H2O

Trong hợp chất với halogenua, thì kim loại này dễ dàng phản ứng với flo nhất và tạo ra muối là CmF3 (curi triflorua) bằng cách trộn hỗn hợp kim loại này với khí flo. Ngoài ra còn có hợp chất của kim loại này với flo ở số oxi hóa cao hơn như curi (III) tetraflorua (CmF4) được tạo thành bằng cách trộn CmF3 với phân tử khí flo. Hợp chất với flo của curi đều ở dạng muối khan không màu.

2CmF3 + F2 ---> 2CmF4

Muối curi clorua (CmCl3) có màu trắng, được tạo thành do phản ứng của curi (III) hydroxit Cm(OH)3 với khí hydro clorua. Phương pháp này có thể được sử dụng để tổng hợp các halogenua khác của kim loại này, curi (III) bromua (màu xanh lá cây), curi (III) iodua (không màu). Đối với curi clorua thì muối này dễ dàng phản ứng với amonihalua.

CmCl3 + 3NH4I ---> CmI3 + 3NH4Cl

Ngoài ra curi còn có thể phản ứng với các phi kim khác như lưu huỳnh, selen v.v. nhưng phải ở nhiệt độ cao và trong môi trường chân không.